Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2020

Liên Hoan Phim Á Châu Lần Thứ 17 Năm 1971

Hình ảnh
(Theo sách Điện Ảnh Miền Nam - Trôi Theo Dòng Lịch Sử của tác giả Lê Quang Thanh Tâm) Kỳ này, Liên hoan phim được tổ chức tại Đài Bắc từ ngày 5 đến 9 tháng 6 năm 1971. Các ngôi sao điện ảnh, đạo diễn, quay phim, giám đốc điều hành và kỹ thuật viên đến từ khắp các nước trong khu vực Châu Á. Trước khi diễn ra Liên hoan phim, các phái đoàn nghệ sĩ đến dự lễ dâng hoa tại Đài tưởng niệm các liệt sĩ Trung Hoa. Hình ảnh nữ ngôi sao Thanh Nga cùng tài tử Lê Quỳnh rạng ngời bên các diễn viên những nước khác. Hơn 10.000 fan đã tập hợp để chào đón các đoàn điện ảnh đến từ các quốc gia và một chương trình ca múa nhạc chào mừng được dàn dựng công phu. Đoàn tham dự của điện ảnh Sài Gòn đem đến liên hoan phim các bộ phim "Chân trời tím", "Người tình không chân dung", "Nàng - Người đẹp Cẩm Vân"... Đoàn Nam Việt Nam đi dự liên hoan phim rất đông, trong đó có những tên tuổi nổi bật như: Đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Nhà sản xuất Quốc Phong, các tài tử Thanh Nga, Xuân Dung, Đoàn

Ngày Điện Ảnh Việt Nam Kỳ 5 - 22/9/1973 Tại Sài Gòn

Hình ảnh
(Theo Sách Điện Ảnh Miền Nam - Trôi Theo Dòng Lịch Sử của tác giả Lê Quang Thanh Tâm) Ngày điện ảnh Việt Nam kỳ 5 - 22/9/1973 tại Sài Gòn . Các ngôi sao điện ảnh đến từ 11 quốc gia tại khu vực Đông và Đông Nam Châu Á đã có mặt tại Sài Gòn vào hôm thứ bảy để khai mạc Ngày Điện ảnh Việt Nam kỳ 5. Mặt tiền của rạp Rex là áp phích hai diễn viên Thẩm Thúy Hằng và Wen Tao trọng bộ phim Sóng Tình. Trong khung cảnh đông đúc, vợ chồng diễn viên Kiều Chinh - Nguyễn Năng Tế bước xuống xe cùng Kỳ Nữ Kim Cương. Cả ba tiến vào rạp. Xe chở các phái đoàn điện ảnh quốc tế đến rạp Rex. Khán giả và nghệ sĩ đến tham gia. Trong đó có Danh ca Thanh Thúy. Các diễn viên của các phái đoàn điện ảnh có mặt và đang ngồi trong rạp Rex. Chúng ta thấy những gương mặt quen thuộc lướt qua màn hình gồm: Chân Trân, Tạ Hiền, Wen Tao, Lý Thanh, Kha Tuấn Hùng, Krung Srivilai, Sombat Metanee, Mitsuy Horiscosky, ... Các diễn viên đại diện cho từng phái đoàn quốc tế bước lên sân khấu gồm: Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Malays

Liên Hoan Phim Châu Á Lần Thứ 20 Năm 1974

Hình ảnh
 #thamthuyhang #thanhnga #kimcuong #bangchau #dienanhsaigon #namvietnam #saigon #lequangthanhtam #kieuchinh (Theo Sách Điện Ảnh Miền Nam - Trôi Theo Dòng Lịch Sử của tác giả Lê Quang Thanh Tâm) Liên hoan phim lần thứ 20 không diễn ra tại Bangkok – Thái Lan như dự kiến mà là Đài Bắc – Đài Loan vào năm 1974.   Mùa hè năm 1974, Liên hoan phim châu Á lần thứ 20 đã chính thức khai mạc tại Đài Bắc, Đài Loan vào thứ ba ngày 11/6. Tổng thống Tưởng Giới Thạch đã gửi thông điệp chúc mừng liên hoan phim.  Hơn 300 nhân vật nổi tiếng trong ngành điện ảnh đến từ 10 quốc gia châu Á đã tham gia lễ khai mạc do Frederick Chien – Tổng giám đốc Văn phòng Thông tin Chính phủ Đài Loan và Chủ tịch danh dự của liên hoan phim chủ trì.(Frederick Chien lúc này chưa chính thức là Bộ trưởng Ngoại giao của Đài Loan). Liên hoan phim đã thu hút 40 phim tham gia dự thi, trong số đó có 33 phim truyện và 7 phim tài liệu. Những phim hoặc cá nhân chiến thắng được công bố tại lễ bế mạc vào thứ bảy, ngày 15/ 6/1974.  Các đạ

Liên Hoan Phim Á Châu Lần Thứ 11 Tại Đài Bắc Tháng 6/1964.

Hình ảnh
(Theo sách Điện Ảnh Miền Nam - Trôi Theo Dòng Lịch Sử của tác giả Lê Quang Thanh Tâm) Nam Việt Nam tham gia với tư cách là quan sát viên. Hai nữ ngôi sao điện ảnh của Nam Việt Nam là Kiều Chinh và Thẩm Thúy Hằng đến Đài Bắc cùng phái đoàn điện ảnh do ông Thái Thúc Nha – giám đốc hãng phim Alpha dẫn đầu, diễn viên Lê Quỳnh. Hai nữ diễn viên xinh đẹp của Việt Nam đã tham gia cùng rất nhiều ngôi sao các nước khác trong tiếng vỗ tay hoan nghênh kéo dài của khán giả. Liên hoan phim Châu Á lần thứ 11 được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 19/6/1964. Liên hoan phim quy tụ các ngôi sao và nhà sản xuất phim đến từ các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Nam Việt Nam, Hồng Kông…cùng nước chủ nhà là Đài Loan. Sự xuất hiện của các ngôi sao đến từ các nước trong khu vực được báo chí Đài Loan đăng là “như những cơn gió lốc, quét qua Đài Bắc”. Liên hoan phim kỳ này có hai sự kiện lớn được quan tâm nhất là “Đêm Châu Á” và “Đêm Trung Quốc” diễn ra tại sân vận động Đài Bắc. “Đêm Châ

Hai Mươi Năm Điện Ảnh Sài Gòn

Hình ảnh
#dienanhsaigon #dienanhnamvietnam #dienanhmiennam #saigon #lequangthanhtam Điện ảnh Nam Việt Nam năm 1954 -1960 Tại miền Nam, sau năm 54, điện ảnh là bộ môn giải trí cao cấp của giới thanh thiếu niên thành thị. Điện ảnh du nhập nhiều kỹ thuật cao của điện ảnh Mỹ, Philippines tiên tiến đến với công chúng yêu thích điện ảnh.  Những năm đầu tiên của thời kỳ này (1954- 1960), điện ảnh Sài Gòn chủ yếu nằm trong tay Phòng Điện ảnh thuộc Nha Tâm lý chiến Sài Gòn, chuyên làm phim thời sự, phóng sự.  Có rất nhiều hãng phim tư nhân hoạt động và sản xuất chính là phim thương mại. Thời này, hầu hết các phim chiếu rạp đều là phim của các nước tư bản Âu Mỹ, một phần của  phim Nhật, Trung Hoa, Hồng Kông, Đại Hàn…Mảnh đất dành cho Điện ảnh Việt Nam ngày một bị thu hẹp. Ăn nên làm ra giai đoạn này là các hãng chuyên nhập phim và hệ thống rạp chiếu bóng. Hơn 51 rạp chiếu bóng hoạt động nhộn nhịp đêm ngày tại Sài Gòn - Chợ Lớn và một số tỉnh thành lớn khác như Tây đô (Cần Thơ), Bạc Liêu….  Tuy số phận Đi