Lê Quỳnh và Mai Trâm đi Seoul lĩnh giải thưởng tại LHP Châu Á lần thứ 13 năm 1966



Chỉ sau 2 năm từ vị trí là quan sát viên, điện ảnh Nam Việt Nam liên tục cử các phái đoàn tham gia Liên hoan phim Châu Á.



Nếu như Liên hoan phim lần thứ 11 tại Đài Bắc, Thẩm Thúy Hằng và Kiều Chinh làm cho giới làm phim chú ý về vẻ đẹp của mình thì Liên hoan phim lần thứ 12 diễn ra tại Nhật Bản, đoàn Nam Việt Nam còn có thêm nhiều nhân vật khác ngoài Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng là Lê Quỳnh và Xuân Dung.

Liên hoan phim châu Á lần thứ 13 tổ chức tại Hàn Quốc năm 1966. Đại diện phái đoàn điện ảnh Nam Việt Nam kỳ này là hai diễn viên kỳ cựu: Lê Quỳnh và Mai Trâm.

Liên hoan phim châu Á lần thứ 13 khai mạc tại Seoul vào ngày 5 tháng 5 năm 1966. Các hoạt động diễn ra trong 5 ngày.

Đại diện từ Trung Hoa Dân Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Việt Nam, Philipines, Malaysia, Singapore với các ngôi sao điện ảnh đến tham dự.

Các đại diện và ngôi sao điện ảnh từ mỗi quốc gia đến viếng nhiều danh lam thắng cảnh mang ý nghĩa đặc trưng của xứ sở Đại Hàn . Cụ thể là Bảo tàng chiến tranh, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia.

Ngày 5 tháng 5 , cuộc họp của các nhà sản xuất phim ành Châu Á, công bố BGK và những buổi tọa đàm về sản xuất phim ảnh.

13 giám khảo thay nhau xem xét các bộ phim tranh giải.

Tham gia dự tranh giải có phim của bảy quốc gia, bao gồm Trung Hoa Dân Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Nam Việt Nam, Philippines. Có 27 phim truyện và 16 phim tài liệu được trình chiếu. Ban giám khảo chấm 3 phim truyện và 1 phim tài liệu mỗi ngày. Đoàn Nam Việt Nam đem các phim Chúng Tôi Muốn Sống, Đất Lành và Đôi Mắt Người Xưa tham dự.

Vào buổi chiu, đại diện mỗi nước cùng các ngôi sao vào tiếp kiến Tổng Thống tại Nhà Xanh. Tổng thống Park Chung Hee bắt tay từng phái đoàn.

Đại diện Việt Nam là diễn viên Mai Trâm nói với Tổng thống: "Tôi đánh giá cao nghĩa cử của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam. Tôi đại diện Nhân dân Việt Nam mong rằng sẽ có cơ hội giúp đỡ lại Hàn Quốc khi gặp khó khăn".

Tối ngày 5 tháng 5, diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan phim Châu Á tại Hội trường Công dân Seoul.

Chủ tịch LHP Shin Sang Ok nói, "Thông qua liên hoan phim, chúng ta hãy gắn kết không chỉ châu Á mà cả thế giới với điện ảnh và thúc đẩy sự hiểu biết quốc tế rộng rãi hơn."

Hong Jong Cheol, Bộ trưởng Bộ Điện Ảnh, nói, "Liên hoan phim châu Á nên đóng góp to lớn vào việc tạo ra sự độc đáo của văn hóa dân tộc châu Á trong tương lai".

Các đại diện diễn viên của từng quốc gia bao gồm các ngôi sao như: Lâm Đại, Choi Eun Hee, Park No Sik, Shin Sang Ok, Lê Quỳnh, Mai Trâm,...

Các phái đoàn điện ảnh Tham quan Bàn Môn Điếm.Họ cảm thấy tò mò khi nhìn sang bên kia vĩ tuyến, nhìn thấy đất nước Bắc Triều Tiên. Ngoài việc nghe các hướng dẫn viên thuyết trình về lịch sử đau thương của dân tộc Cao Ly khi bị chia cắt, các diễn viên và các nhà làm phim quốc tế còn có dịp rò chuyện với các cố vấn quân sự Mỹ làm nhiệm vụ của Liên hợp quốc tại vùng vĩ tuyến chia cắt hai miền Nam – Bắc Triều Tiên.

Các phái đoàn tham quan Cung điện, bảo tàng, phim trường và đi mua sắm các vật kỷ niệm mang đậm bản sắc dân tộc Hàn.

Lễ trao giải và bế mạc Liên hoan phim Châu Á diễn ra. Hong Jong Cheol, Bộ trưởng Bộ Công vụ Hàn Quốc đại diện trao giải.

Giải Tác phẩm hay nhất, giới thiệu cảnh phim 'Man and Black' của Hong Kong và Ngôi sao Lâm Đại lên nhận giải cho phim và giải Ảnh Hậu Á Châu.

Giải thưởng Nam và Nữ diễn viên chính xuất sắc, trao cho hai diễn viên Hàn Quốc Park Nosik và Choi Eun Hee.

Giải Nữ Diễn viên phụ xuất sắc trao cho Xuân Dung của Nam Việt Nam với phim Đôi Mắt Người Xưa. Nữ diễn viên Mai Trâm lên nhận thay.

Giải đặc biệt trao cho bộ phim 'Chúng tôi muốn sống' của Nam Việt Nam – Lê Quỳnh và Mai Trâm lên nhận giải. Ngoài ra Lê Quỳnh còn nhận bằng khen cho phim Đất Lành.

Lễ Bế mạc diễn ra với những tiết muc văn nghệ thể hiện nét đẹp riêng của mỗi quốc gia.



Lê Quang Thanh Tâm


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sốc với "trò" của Mai Quốc Doanh

Duy Tân - Người Mẫu và Diễn Viên